[EYEVIEW] Chuyện kinh nguyệt hay sự chênh lệch giữa hai nền giáo dục
“Đàn ông lịch thiệp hay thô bỉ là kết quả của nền giáo dục cấp cao hay cấp thấp”
Một ngày còn học lớp 8 ở Mĩ, một học sinh nam bước vào lớp tôi, chợt, nó trợn tròn mắt, chỉ tay vào chỗ ngồi, nói vừa đủ để vài đứa xung quanh nghe:
“Chúng mày ơi, có...tương cà trên ghế của tao”
Tức thì, một đứa con trai chạy vào, nhìn thấy vết máu, vội nói:
“Chà, ai đó đã làm đổ sơn móng tay ra. Tệ thật.”
Rồi nó quay sang tôi
“Mày, lấy 1 chiếc khăn lau. Bob, mày ra chỗ khác ngồi, tao sẽ giải quyết chỗ này.”
Sau đó, tôi lau vết máu, còn thằng đó đi xuống cuối lớp lấy ra 1 chiếc quần thun. Nó nhét chiếc quần vào túi kèm theo tờ ghi chú: “Linda. Mang chiếc túi này vào phòng vệ sinh. Có thể bạn cần những vật dụng trong túi đấy”, rồi nhờ 1 bạn nữ đưa chiếc túi cho Linda.
“Sao mày lại biết là Linda?” tôi hỏi
Nó trả lời:
“Tao để ý Linda ngồi ở đó tiết trước, nó mặc váy, và không có đứa con gái nào mặc váy nếu biết mình đã đến kì cả”
Ngày hôm sau, Linda cảm ơn chúng tôi - cậu ấy rất xấu hổ, e thẹn cảm ơn, còn chúng tôi cười và nói: “Không sao đâu, chuyện đó cũng bình thường thôi. Lần sau nhớ cẩn thận hơn nhé”.
1 năm sau, mẹ tôi có chuyến công tác dài hạn ở Việt Nam nên tôi cùng mẹ theo đến đó học. Lượng kiến thức ngồn ngộn ở Việt Nam khiến tôi choáng váng và buộc phải lùi xuống một lớp, nói cách khác, tôi phải học lại lớp 8.
Ngày nọ, đang bước vào lớp thì tôi nghe tiếng hét thất thanh:
“Ê chúng mày, có băng vệ sinh trên ghế của tao!”
Tức thì, cả một lũ con trai bâu lại, nháo nhác:
“Đâu đâu xem nào”
Một đứa nhón 2 ngón tay nhặt chiếc BVS lên, giơ thẳng lên trời, hô to:
“Ê cái này của con L. đúng không? Dày thế này thì chỉ có nó mới đủ sức!”
L., ngồi gần đó, mặt trắng bệch từ khi chiếc BVS được phát hiện, ôm mặt bật khóc nức nở chạy ra khỏi lớp. Bọn con trai cười khanh khách, quăng cho nhau chiếc BVS, thậm chí có đứa bịt lên mũi hô to: “Tao có khẩu trang mới này”. Tất cả đập bàn, vỗ tay hưởng ứng
Tôi đứng ở cửa lớp, chết lặng.
Một nền giáo dục mà học sinh lớp 8 tự tin đứng lên trả bài, nhưng thô thiển và phô phang trước một chiếc BVS của người con gái.
Một nền giáo dục luôn tôn vinh tầm quan trọng của học vấn, nhưng nhận thức không thể ban sơ hơn về kiến thức giới sơ đẳng.
Một nền giáo dục bắt thuộc lòng lý thuyết cao siêu nhưng lãng quên cách ứng xử trước những “sự cố” sinh học cơ bản của con người.
Một nền giáo dục dạy học sinh cảm thụ văn học, nhưng không dạy cách cảm thụ nỗi đau, sự xấu hổ khi lòng tự tôn của phái yếu bị lấy ra đùa nghịch.
“Đàn ông lịch thiệp hay thô bỉ là kết quả của nền giáo dục cấp cao hay cấp thấp”
Hãy tinh tế một chút, những người đàn ông của tôi. Đôi khi một chiếc quần thun, một chiếc khăn lau và một mẩu giấy nhắn nhỏ cũng có thể mang đến cho bạn một lời cảm ơn chân thành hay nụ cười e thẹn từ một người con gái đấy.
***LƯU Ý: Bài viết cung cấp cho người đọc góc nhìn mới, là sản phẩm sáng tạo kết hợp chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nguồn. Bài viết không mang mục đích khái quát hóa hoặc hướng tới một cá nhân, tổ chức nào cụ thể, Tuy ủng hộ tư duy phản biện, nhưng yêu cầu người đọc tôn trọng những ý kiến khác biệt và tranh luận có văn hóa.
Nguồn dịch phóng tác: “As a teacher, has a student ever started her period in class? If so, how did you handle it?” tại Quora http://qr.ae/TUpKwD
Một ngày còn học lớp 8 ở Mĩ, một học sinh nam bước vào lớp tôi, chợt, nó trợn tròn mắt, chỉ tay vào chỗ ngồi, nói vừa đủ để vài đứa xung quanh nghe:
“Chúng mày ơi, có...tương cà trên ghế của tao”
Tức thì, một đứa con trai chạy vào, nhìn thấy vết máu, vội nói:
“Chà, ai đó đã làm đổ sơn móng tay ra. Tệ thật.”
Rồi nó quay sang tôi
“Mày, lấy 1 chiếc khăn lau. Bob, mày ra chỗ khác ngồi, tao sẽ giải quyết chỗ này.”
Sau đó, tôi lau vết máu, còn thằng đó đi xuống cuối lớp lấy ra 1 chiếc quần thun. Nó nhét chiếc quần vào túi kèm theo tờ ghi chú: “Linda. Mang chiếc túi này vào phòng vệ sinh. Có thể bạn cần những vật dụng trong túi đấy”, rồi nhờ 1 bạn nữ đưa chiếc túi cho Linda.
“Sao mày lại biết là Linda?” tôi hỏi
Nó trả lời:
“Tao để ý Linda ngồi ở đó tiết trước, nó mặc váy, và không có đứa con gái nào mặc váy nếu biết mình đã đến kì cả”
Ngày hôm sau, Linda cảm ơn chúng tôi - cậu ấy rất xấu hổ, e thẹn cảm ơn, còn chúng tôi cười và nói: “Không sao đâu, chuyện đó cũng bình thường thôi. Lần sau nhớ cẩn thận hơn nhé”.
1 năm sau, mẹ tôi có chuyến công tác dài hạn ở Việt Nam nên tôi cùng mẹ theo đến đó học. Lượng kiến thức ngồn ngộn ở Việt Nam khiến tôi choáng váng và buộc phải lùi xuống một lớp, nói cách khác, tôi phải học lại lớp 8.
Ngày nọ, đang bước vào lớp thì tôi nghe tiếng hét thất thanh:
“Ê chúng mày, có băng vệ sinh trên ghế của tao!”
Tức thì, cả một lũ con trai bâu lại, nháo nhác:
“Đâu đâu xem nào”
Một đứa nhón 2 ngón tay nhặt chiếc BVS lên, giơ thẳng lên trời, hô to:
“Ê cái này của con L. đúng không? Dày thế này thì chỉ có nó mới đủ sức!”
L., ngồi gần đó, mặt trắng bệch từ khi chiếc BVS được phát hiện, ôm mặt bật khóc nức nở chạy ra khỏi lớp. Bọn con trai cười khanh khách, quăng cho nhau chiếc BVS, thậm chí có đứa bịt lên mũi hô to: “Tao có khẩu trang mới này”. Tất cả đập bàn, vỗ tay hưởng ứng
Tôi đứng ở cửa lớp, chết lặng.
Một nền giáo dục mà học sinh lớp 8 tự tin đứng lên trả bài, nhưng thô thiển và phô phang trước một chiếc BVS của người con gái.
Một nền giáo dục luôn tôn vinh tầm quan trọng của học vấn, nhưng nhận thức không thể ban sơ hơn về kiến thức giới sơ đẳng.
Một nền giáo dục bắt thuộc lòng lý thuyết cao siêu nhưng lãng quên cách ứng xử trước những “sự cố” sinh học cơ bản của con người.
Một nền giáo dục dạy học sinh cảm thụ văn học, nhưng không dạy cách cảm thụ nỗi đau, sự xấu hổ khi lòng tự tôn của phái yếu bị lấy ra đùa nghịch.
“Đàn ông lịch thiệp hay thô bỉ là kết quả của nền giáo dục cấp cao hay cấp thấp”
Hãy tinh tế một chút, những người đàn ông của tôi. Đôi khi một chiếc quần thun, một chiếc khăn lau và một mẩu giấy nhắn nhỏ cũng có thể mang đến cho bạn một lời cảm ơn chân thành hay nụ cười e thẹn từ một người con gái đấy.
***LƯU Ý: Bài viết cung cấp cho người đọc góc nhìn mới, là sản phẩm sáng tạo kết hợp chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nguồn. Bài viết không mang mục đích khái quát hóa hoặc hướng tới một cá nhân, tổ chức nào cụ thể, Tuy ủng hộ tư duy phản biện, nhưng yêu cầu người đọc tôn trọng những ý kiến khác biệt và tranh luận có văn hóa.
Nguồn dịch phóng tác: “As a teacher, has a student ever started her period in class? If so, how did you handle it?” tại Quora http://qr.ae/TUpKwD
Du học không biến bạn trở thành người đàn ông lịch thiệp, nhưng nền giáo dục của nó thì có.
Vé Thông Hành - kênh thông tin, dự án tổ chức sự kiện du học
"Enables the journey within you before the big journey"
Vé Thông Hành - kênh thông tin, dự án tổ chức sự kiện du học
"Enables the journey within you before the big journey"
Nhận xét
Đăng nhận xét